14. Nguyên nhân rụng hoa, rụng trái non trên sầu riêng

Đối với cây sầu riêng thì giai đoạn bông và trái non rất dễ rụng do 5 nguyên nhân chính sau:

1. Rụng do Bị BỆNH THÁN THƯ

Thông thường nhà vườn không “thấy“ được do bệnh Thán Thư biểu hiện đa dạng ( lá , bông , trái …) do đó thấy rụng bông – trái non thì không biết xử lý. Biểu hiện rõ nhất là :

– Lá : chót lá có vết khô nhỏ hoặc vết khô lan rộng theo 2 mép lá

 

Lá bị thán thư quá nặng, cháy gần nữa lá

– Bông : cây có bông bị khô và rụng LÁC ĐÁC ( từ từ từng bông – trái non )

Bông Sầu Riêng bị thán thư
Bông bị khô do bệnh thán thư

– Trái non bị thán thư: trái non khô , rụng từ từ và có lớp trắng trắng trên trái

Trái sầu riêng non bị thán thư

Xử lý : phun ngừa bệnh Thán Thư từ khi chuẩn bị làm bông ( trước khi nhú mắt cua 5-7 ngày ), phun định kỳ 7-10 ngày / lần vào mùa khô hoặc 5-7 ngày / lần vào mùa mưa.

2. Rụng do THIẾU DINH DƯỠNG

Thường xuất hiện ở các vườn trồng xen canh hoặc không bón cân đối phân hữu cơ và phân NPK hoặc không chăm sóc thường xuyên .

Đặc Điểm : Bông – Trái Non cũng rụng từ từ , lai rai và có biểu hiện như sau :

– Cây bị rầy, bệnh (vi khuẩn, xì mủ, thỗi rễ … ) tấn công làm hư và rụng lá

– Cây không đủ cơi đọt và lá mới

– Lá mỏng, nhỏ

Bông Sầu Riêng bị thiếu dinh dưỡng

Xử lý: Bón phân Hữu cơ và NPK đầy đủ trước khi làm bông ít nhất 3 tháng:

– Hữu cơ từ 5-10 kg / gốc và 2 – 3 tháng bón 1 lần.

– NPK : dùng NPK ba số bằng nhau (15-15-15, 16-16-16…) bón 0,5 kg – 1 kg / gốc và 1 tháng / lần.

3. Rụng do cây VỪA CÓ BÔNG – TRÁI NON VỪA RA ĐỌT

(cũng xếp vào nhóm rụng do thiếu dinh dưỡng)

– Thường xuất hiện thời điểm tưới nước đột ngột làm cây tự nhiên ra đọt mới hoặc do sinh lý cây mang bông – trái thì cần ra đọt ( lá) để cung cấp dinh dưỡng nuôi trái sau này.

– Đặc điểm: cơi đọt mới xuất hiện ở đầu cành trong khi cành đang có bông – trái

Xử lý : có 2 biện pháp:

– Hãm đọt : không cho ra đọt non nhưng sẽ làm cây mất sức, năng suất không cao và dễ bệnh hoặc chết cây sau thu hoạch.

– Nuôi bông và nuôi đọt: Kích bông trước, sau khi mắt cua ra 7-10 ngày thì kích ra đọt, khi lá già thì bông chuẩn bị xổ nhuỵ. Đảm bảo cây Khoẻ – Sung và năng suất cao .

4. Rụng do SINH LÝ

(cũng xếp vào nhóm rụng do thiếu dinh dưỡng)

– Thường xuất hiện từ lúc sau khi đậu trái cho đến 1 tháng (giống Ri6) và đến 2 tháng (giống Mongthon)

– Biểu hiện: trái non rụng từ từ, đỉnh điểm khoảng 15-20 ngày sau đậu trái

Xử lý: cung cấp đủ dinh dưỡng phân hữu cơ và NPK ba số thì hạn chế rất nhiều hiện tượng này.

– Biện pháp phun Bo chống rụng hay các chất chống rụng chỉ hiệu quả khi cây khoẻ (đủ dinh dưỡng), nếu cây suy yếu thì cho dù phun bao nhiêu cũng rụng.

5. Rụng do SỐC NƯỚC

– Thường xuất hiện trong mùa thuận (tháng 12-tháng 3) do làm bông vào mùa khô và cây ra bông – trái non vào thời điểm có mưa trái mùa.

– Biểu hiện : Rụng bông – trái non đồng loạt và nhanh cấp tốc

Rụng bông đồng loạt do sốc nước

Xử lý : khi cây ra bông cũng tưới nước nhưng tưới ít , thông thường biện pháp này đi chung với kỹ thuật làm bông vừa bông vừa nuôi đọt.

Có rất nhiều bạn cứ đợi bông rụng và trái non rụng hàng loại thì mới hỏi phun thuốc gì, bón phân gì …. thì quá trễ. Muốn ăn trái sầu riêng thì tập trung câu “XỬ LÝ BỆNH THÁN THƯ và CÂY ĐỦ DINH DƯỠNG“ từ trước khi cây ra bông, thậm chí vườn chuyên nghiệp đã chuẩn bị chăm sóc, bồi bổ cây từ sau khi thu hoạch.

Trái ngon khi cây khoẻ, muốn cây khoẻ cần bàn tay chăm sóc và cái đầu học hỏi kỹ thuật của chủ vườn.

Nguồn A+

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

error: Content is protected !!