Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây bơ

Các giống bơ

Hiện tại các giống bơ thuộc 3 chủng:

– Mexican: chịu lạnh, vỏ trái nhẵn, trái nhỏ, thịt mềm, hạt to …
– Guatemalan: vỏ trái dày sần sùi, trái to màu xanh lục-nâu đen, chất lượng ngon (Hass, Hopkins, Hayes)
– West Indian: chịu nóng, vỏ mỏng dai, trái to đẹp (Booth, Pollock, Simmonds)

GIỐNG BƠ HASS
Giống lai Guatemalan x Mexican nguồn gốc California (1932).
Rudolph Hass – nhân viên đưa thư trồng (hạt) và đăng ký bản quyền Hass Avocado năm 1935.
Chịu lạnh trung bình – không hợp vùng nóng ẩm, thuộc hoa nhóm A – cho trái sớm.
Chất lượng cao – dầu béo: 18-25% – không xơ.
Hiện là giống hàng đầu ở California, Australia, New Zealand, Chile.

GIỐNG BƠ BOOTH 7
Giống lai (Guatemalan & West Indian) nguồn gốc Florida (1920).
Nhân giống & trồng thương mại (1935)
Thích nghi vùng nóng ẩm, thuộc hoa nhóm B – Chín muộn (trái vụ) T9-T12.
Chất lượng cao – dầu béo: 7-13% – không xơ.

Đặc điểm liên quan thụ phấn hoa giống Bơ Hass (Type A): buổi sáng ngày thứ nhất, nhụy cái sẵn sàng thụ phấn (3-4 giờ); tiếp đến buổi chiều, nhị đực sẳn sàng tung phấn (3-4 giờ).

Đặc điểm liên quan thụ phấn hoa giống Bơ (Type B): buổi chiều ngày thứ nhất, nhụy cái sẵn sàng thụ phấn; buổi sáng ngày hôm sau, nhị đực sẵn sàng tung phấn.

MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI PHỔ BIẾN TRÊN CÂY BƠ

Mọt đục cành Polyphagous shot hole borer (PSHB) – Euwallacea sp.
Mọt đục cành Euwallacea sp. gây hại trên 110 loài cây trồng. Ở Việt Nam gây hại trên cây bơ, sầu riêng, ca cao, chè, …Mọt cái đục vào thân cành, tạo thành đường hầm và đẻ trứng, mọt non tiếp tục đục khoét, sinh sôi và lây lan.

Mọt đục cành Euwallacea sp. có ổ nấm cộng sinh “mycangia” trong cơ thể (Fusarium euwallaceae, Graphium euwallaceae, Acremonium pembeum). Mọt gieo nấm trong các đường hầm để làm thực phẩm, làm cho đường hầm bị ướt, chuyển màu đen, nấm Fusarium lây lan sang phần mô khỏe, mạch gỗ chuyển màu nâu, đen, lá bị héo và gây chết cành, khô cây.

Phòng trừ mọt Euwallacea:

Vệ sinh vườn, tỉa cành thông thoáng, cắt và đốt bỏ cành, thân cây bị hại nặng.
Vết cắt tỉa cành lớn cần bôi Norshield 86.2WG 50g/lít
Phát hiện sớm theo các vết đục còn mới, bơm thuốc Thiamax 25WG, Carbosan 25EC vào thân cây vùng bị hại
Quét gốc và thân chính Norshiled vào cuối mùa mưa.
Thường xuyên theo dõi và kiểm tra mọt trong cuối mưa -đầu mùa khô.

BỌ XÍT MUỖI (Helopeltis sp.)

Bọ xít muỗi Helopeltis antonii (đỏ) H. theivora (xanh), gây hại nhiều loài cây trồng: chè, điều, xoài, ca cao, mãng cầu,… Chích hút lá non, đọt non, phát hoa, trái non, trái đang lớn.
Bọ xít muỗi (Helopeltis spp.) là loài côn trùng biến thái không hoàn toàn (trứng, ấu trùng 5 tuổi, thành trùng), vòng đời 15-30 ngày. Con cái đẻ : 50-150 trứng
Gây hại: ấu trùng và thành trùng chích hút đọt non, phát hoa gây cháy khô. Trên trái non, cháy khô, rụng trái non. Trên trái đang lớn, làm chai trái, nứt nẻ biến dạng.
Ấu trùng tuổi 5 gây hại nặng nhất (100-150 vết/ngày). # 1.000 vết chích/ vòng đời (12-15 ngày), tập trung gây hại vào sáng sớm và chiều tối.

Kinh nghiệm phòng trừ bọ xít muỗi:
Permecide 50EC 25-30 ml/16 lít
Thiamax 25WG 4 g + Permecide 50EC 15 ml/16 lít
Phun vào sáng sớm hay chiều mát; kết hợp cắt tỉa cành, làm cỏ giúp vườn cây thông thoáng.

NHỆN – PERSEA MITE (Oligonychus perseae)

Sử dụng luân phiên hay hỗn hợp:
Brightin (Abamectin) 4.0 EC
Nilmite 550SC (Fenbutatin oxide)
Secure 10EC (Chlorfenapyr)
Kết hợp cắt tỉa, vệnh sinh vườn thông thoáng, cưa tiêu hủy cành, cây bị hại nặng

BỌ TRĨ (Scirtothrips perseae)

Vòng đời: Trứng- thành trùng 20 ngày (25 oC)
Thành trùng: 10 ngày. Nhân đôi mật số: 10 ngày

Phòng trị: Sử dụng luân phiên hay hỗn hợp:

Brightin 1.8 / 4.0 EC (Abamectin)
Thiamax 25WG (Thiamethoxam) – Permecide 50EC (Permethrin)
CarboSan 25EC (Carbosulfan) – Secure 10EC (Chlorfenapyr)
Phun sớm giai đoạn tượng trái non.

Rệp sáp (Maconellicoccus hirsutus)

Rệp sáp hồng (Maconellicoccus hirsutus) là dịch hại đa ký chủ … 


Rệp chích hút nhựa cây và tiết ra dịch nước bọt chứa các enzyme gây độc mô, đỉnh sinh trưởng và làm biến dạng mô phân sinh (lá non, ngọn non bị xoắn, biến dạng “ngù đọt”) ‘bunchy-top’

Rệp sáp hồng còn tiết ra mật ngọt thu hút kiến và làm lây lan nấm bò hóng.

Phòng trừ rệp sáp
1/ Cắt bỏ cành hại nặng
2/ Phun thuốc diệt trừ rệp sáp:

Maxfos 50EC (Chlorpyrifos 50%)
Thiamax 25WG (Thiamethoxam 25%)
Để tăng hiệu quả nên thêm ‘nước rửa chén’ để thuốc thấm sâu qua các lớp tơ sáp. Phun lại lần 2 sau 7-10 ngày để diệt các rệp non mới nở từ trứng còn sót lại.

MỘT SỐ BỆNH HẠI PHỔ BIẾN TRÊN CÂY BƠ

Thán thư (Colletotrichum gloeosporinoides)

Bệnh thán thư cây Bơ do nấm Colletotrichum gloeosporioides, là đối tượng hàng đầu gây hại nhiều loài cây trồng: điều, sầu riêng, xoài, bơ, chanh dây , chuối, …
Thán thư tấn công trên cành non, chum hoa, trái non, trái đang lớn, trước thu hoạch. Bệnh thán thư phát sinh khi ẩm độ cao (>95%) nhiệt độ 20-25oC, buổi sáng có sương mù, mưa nhỏ kéo dài (mưa đêm).

Thán thư chuyển sang dạng tiềm sinh khi khô hạn và bộc phát lại rất nhanh khi có điều kiện thuận lợi. Các vùng trồng bơ đều có điều kiện để bệnh thán thư gây hại và lây lan nếu không có biện pháp phòng ngừa quyết liệt.

Nấm bệnh xâm nhiễm trên trái non, trái đang lớn tùy theo thời tiết, vết bệnh sẽ phát triển thành các vết bệnh lớn. Nấm thán thư xâm nhiễm trái bơ ở “thể lặn” đến trước thu hoạch, các vết bệnh 2-3mm bắt đầu chuyển màu xuất hiện trên vỏ trái, và chỉ bùng phát mạnh lây lan gây thối vào phần thịt trái sau khi thu hoạch và bảo quản khi trái bắt đầu “chín, mềm”

Các giống bơ hiện tại đều dễ nhiễm thán thư nhưng Fuerte là giống chiếm tỷ lệ xuất khẩu cao tại các nước trồng bơ, lại rất mẩn cảm với thán thư!

Thối rễ / Thối thân, chảy nhựa / Thối trái (Phytophthora sp.)

Phòng trừ: Eddy 72WP , 50g/1 lít, quét đều lên vết bệnh.

Cháy lá / Thối thân / Thối trái Dothiorella (Botryosphaeria sp.)

Thối cuống trái (Lasiodiplodia theobromae): qui trình phòng trừ tương tự như bệnh thán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

error: Content is protected !!