20. Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái

1. CUNG CẤP NƯỚC CHO CÂY

Thông thường nhiều nhà vườn là không cung cấp nước cho cây trong giai đoạn xổ nhụy. Nhưng thời gian cây xổ nhụy thường kéo dài khoảng 7-10 ngày, nếu không cung cấp nước trong suốt thời gian dài như vậy, đặc biệt là mùa nắng nóng có thể làm thiếu nước, suy cây và rụng trái.

Giai đoạn cây đang xổ nhụy

Chưa kể, lúc cây đang thiếu nước nhưng không may gặp những cơn mưa trái mùa đột ngột cây sẽ rất dễ bị sốc nước và gây rụng.

Do đó, giai đoạn cây xổ nhụy bà con vẫn nên duy trì bổ sung nước nhưng theo hình thức: “giữ ẩm bề mặt” – tức là chỉ tưới sương nhẹ mặt đất (lượng nước khoảng 20-30% lượng bình thường). Khi nào cây xổ nhụy dứt điểm thì tưới tăng nước lên từ từ trở lại 10-20% qua mỗi lần tưới.

 

Bông đã xổ nhụy hoàn toàn

Ví dụ:

– Trước khi xổ nhụy bạn tưới khoảng 50 lít/gốc => trong xổ nhụy giảm còn 10-15 lít/gốc => xổ nhụy dứt điểm tăng nước lên 15 – 20 lít/gốc => đến 20 – 25 lít/gốc => 50 lít/gốc

Tuy nhiên, một số vườn thường dùng hệ thống tưới tự động nên sẽ không nắm được mình tưới bao nhiêu lít nước cho một cây, nên ví dụ bên dưới là về thời gian mở van để tưới

– Bình thường bạn mở van tưới tầm 1 tiếng => thì trong xổ nhụy thời gian mở van giảm còn 10-15 phút => xổ nhụy xong tăng nước lên từ từ khoảng 20 – 25 phút => 30 – 35 phút => 1 tiếng.

Lưu ý:

– Một số vùng trong thời điểm xổ nhụy hoặc cây mang bông, trái non nhưng lại gặp thời tiết nắng nóng khắc nghiệt làm cây mất nước đột ngột thì giải pháp là các bạn có thể phun nước lên tán lá để giải nhiệt cho cây.

Thời điểm: buổi sáng (trước 10 giờ sáng) và buổi chiều (từ 4 giờ đến 6 giờ), tránh tưới vào buổi trưa nắng sẽ càng làm cây bị sốc hơn

– Giai đoạn cây mang bông, trái non sẽ khá nhạy cảm, do đó nguồn nước sử dụng để tưới phải đảm bảo không nhiễm phèn hay nhiễm mặn tránh ảnh hưởng đến cây

2. SỬ DỤNG PHÂN BÓN

Nhiều vườn sau khi cây xổ nhụy xong thì không dám bón phân lại vì sợ cây đi đọt và gây rụng trái, do đó cứ siết cây và trong suốt giai đoạn trái nhỏ cây không được bón chút phân nào… kết quả là cây suy yếu, thiếu dinh dưỡng và trái vẫn bị rụng như thường.

Nếu nhà vườn nào còn nhớ kỹ thuật “khiển đọt” và làm đúng quy trình thì trước khi xổ nhụy cây đã đi 1 lần đọt (lá đã già trước xổ nhụy) thì sau đó ít nhất 1-1,5 tháng cây mới đi đọt lại, lúc này trái đã qua giai đoạn rụng sinh lí hoặc có rụng thì chỉ một vài trái, bạn vẫn có thể kiểm soát được

a. Bón gốc:

– Phân NPK: bón sau khi xổ nhụy dứt điểm 7 ngày và định kì 7-10 ngày/lần theo nguyên tắc chia làm nhiều lần bón

+ Giai đoạn trái nhỏ (trái dưới 45 ngày tuổi ở giống Ri6 và dưới 60 ngày tuổi ở giống Moongthon): bón công thức phân 3 số bằng nhau (như: 15-15-15, 16-16-16, 17-17-17… ) để cung cấp dinh dưỡng cân đối. Trộn thêm phân bón trung – vi lượng.

Giai đoạn trái nhỏ

+ Giai đoạn trái lớn (khoảng 45 ngày trở lên đối với giống Ri6 và khoảng 60 ngày trở lên đối với giống Moongthon): chuyển sang công thức phân bón NPK có hàm lượng Kali cao như: 12-12-17, 12-11-18, 15-5-20… và Kali phải là dạng Kali Sulfat (K2SO4)

– Phân hữu cơ:

+ Thời điểm bón: Nên bón phân hữu cơ lại cho cây sau khi cây xổ nhụy dứt điểm khoảng 1 tháng (đối với giống Ri6) và 1,5 tháng (đối với giống Moongthon)

+ Loại bón: Có 2 loại là phân hữu cơ chuồng ủ hoai (như phân gà, bò, heo…) và phân hữu cơ công nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nên ưu tiên dùng phân hữu cơ công nghiệp thì sẽ phát huy tác dụng nhanh hơn (tốt nhất là các dòng nhập khẩu nước ngoài như: Bỉ, Hà Lan, Nhật, Úc…). Các loại phân hữu cơ chuồng ủ hoai mục sẽ không thích hợp trong giai đoạn này vì đây là loại phân “ăn” lâu dài, thời gian cây hấp thụ lâu

b. Phun qua lá:

Để giúp trái non hạn chế rụng, trái xanh gai, to tròn, tránh nứt gai, nứt cuống thì các bạn có thể phun phối trộn các chất trung – vi lượng và phân bón lá để bổ sung thêm dinh dưỡng đầy đủ cho trái

– Thời điểm: sau khi cây xổ nhụy xong tầm 3-4 ngày thì bạn có thể phun và phun định kì 10-15 ngày/lần.

– Loại sử dụng:

+ Chất trung – vi lượng như: Canxi, Bo, Mg, Zn, Cu, Fe, Mn…

+ Phân bón lá: ưu tiên các dòng phân công thức 3 số bằng nhau như 20-20-20, 21-21-21…

– Cách sử dụng: Phun toàn cây nhưng phun chủ yếu ở mặt dưới lá và trái

Trái Sầu Riêng xanh gai, to tròn, không có dấu hiệu nứt gai, nứt cuống

3. SÂU – BỆNH HẠI

Trong giai đoạn cây mang trái, cây dồn hết dinh dưỡng để nuôi trái nên sẽ khá suy yếu, sức đề kháng kém, dễ bị các loại sâu – bệnh hại tấn công:

– Các loại sâu hại thường gặp sau đây: xén tóc đục thân, mọt đục cành, sâu tấn công trái, rệp sáp, bọ cánh cứng… ngoài ra, vào mùa nắng nóng cần đặc biệt quan tâm và phòng ngừa nhện.

Rệp sáp tấn công trái non gây biến dạng trái, trái không phát triển được
Sâu tấn công trái

– Về bệnh hại đáng chú ý như: bệnh cháy lá, xì mủ (thân, cành, gốc), nấm gây thối trái…

Bệnh thối trái do nấm tấn công
Trái có dấu hiệu vàng gai
Trái có hiện tượng nứt gai

Hoạt chất thuốc:

– Phòng ngừa sâu: ưu tiên các dòng thuốc trừ sâu sinh học gốc Abamectin hoặc Emamectin… hoặc các gốc thuốc hóa học có tính mát để tránh ảnh hưởng đến trái non

– Phòng ngừa bệnh: Propineb, Azoxylstrobin + Difenoconazole, Matalaxyl, Matalaxyl+Mancozeb, gốc Phosphonate….

Thời điểm: Phun hoặc tưới thuốc ngừa sâu – bệnh hại định kì 10-15 ngày/lần để giúp bảo vệ cây khỏe, trái đẹp.

Lưu ý: cần đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch từ 15-20 ngày.

4. TỈA TRÁI SẦU RIÊNG

Thực tế nhà vườn khi thấy cây mang trái nhiều thì rất thích, trái đậu bao nhiêu thì để hết bấy nhiêu, nhưng không xem lại cây có đủ sức nuôi hay không, dẫn đến trái nhỏ, ốm, thiếu dinh dưỡng, vàng gai và dễ rụng

Thời điểm: sau khi đậu trái khoảng 15-20 ngày thì có thể bắt đầu tỉa

Cách tỉa: tỉa từ từ, chia làm 3 lần tỉa, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày

+ Ưu tiên tỉa hoàn toàn các bông ra sau (không cùng 1 cổ bông) vì các bông này sẽ hút dinh dưỡng rất mạnh có thể làm rụng trái. Trường hợp cây chưa đủ trái thì bạn vẫn có thể để đợt bông sau nhưng với điều kiện cây phải khỏe, đủ lực

+ Tỉa trái trên cành

+ Tỉa trái trong chùm

Tùy thuộc vào sức của từng cây và độ to của từng cành mà chừa số lượng phù hợp sao cho đủ sức của cành và của cây nuôi.

Cây sầu riêng sau khi cắt tỉa

Nguồn: A+

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

error: Content is protected !!